Bệnh tiểu đường: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường là loại bệnh rối loạn chuyển hóa với biểu hiện là lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường, do các tế bào không thể hấp thụ đường, thiếu hụt hoặc đề kháng với Insulin. Tùy thuộc vào yếu tố dẫn đến tăng đường huyết, tiểu đường chia thành tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2. Vậy bệnh tiểu đường là gì? Có các loại tiểu đường nào? Vì sao bị tiểu đường? Triệu chứng của bệnh tiểu đường là gì? Cách điều trị bệnh tiểu đường như thế nào? Bị tiểu đườngthì nên ăn gì và kiêng ăn những gì? Phòng ngừa bệnh tiểu đường như thế nào?... Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết sau đây.

Bệnh tiểu đường: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Biểu hiện, triệu chứng của bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là gì?

1. Tìm hiểu về bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là gì?

Tiểu đường một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính rất phổ biến với biểu hiện lượng đường trong máu của bạn luôn cao hơn mức bình thường do cơ thể của bạn bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin, dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu.

Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể bạn mất đi khả năng sử dụng hoặc sản xuất ra hormone insulin một cách thích hợp. Cơ thể bạn không chuyển hóa các chất bột đường từ thực thẩm bạn ăn vào hằng ngày một cách hiệu quả để tạo ra năng lượng. Do đó gây ra hiện tượng lượng đường tích tụ tăng dần trong máu. Lượng đường trong máu thường xuyên ở mức cao qua thời gian làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch, gây ra tổn thương ở các cơ quan khác như mắt, thận, thần kinh và các bệnh lý nghiêm trọng khác.

Mắc bệnh tiểu đường có nghĩa là bạn có lượng đường trong máu quá cao do nhiều nguyên nhân.Tình trạng này có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho cơ thể, bao gồm cả mắt,thận, thần kinh và tim.

>>> Bệnh tiểu đường có mấy giai đoạn?

Phân loại bệnh tiểu đường như thế nào?

Bạn bị tiểu đường (đái tháo đường) loại nào? Bệnh tiểu đường có 4 loại chính, đó là tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2, tiểu đường  tuýp 3 và tiểu đường thai kỳ.

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) tuýp 1

Bệnh tiểu đường tuýp 1, là chứng rối loạn tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào tuyến tụy thay vì các yếu tố bên ngoài. Điều này sẽ gây ra sự thiếu hụt insulin và tăng lượng đường huyết.

Nếu bạn bị tiểu đường tuýp 1, các triệu chứng sẽ xuất hiện rấ tsớm và ở độ tuổi khá trẻ, thường là ở trẻ nhỏ hay tuổi vị thành niên.

Chưa xác định được nguyên nhân chính xác của bệnh tiểu đường tuýp 1. Các bác sĩ cho rằng bệnh tiểu đường tuýp 1 có thể là do nguyên nhân kết hợp của di truyền và các yếu tố môi trường. Tuy nhiên, bạn có thể có nguy cơcao bị bệnh tiểu đường tuýp 1 nếu:

+ Mẹ hoặc anh chị em bị bệnh tiểu đường tuýp 1.

+ Tiếp xúc với một số virus gây bệnh.

+ Sự hiện diện của kháng thể bệnh tiểu đường.

+ Thiếu vitamin D, sớm sử dụng sữa bò hoặc sữa bột có nguồn gốctừ sữa bò, và ăn các loại ngũ cốc trước 4 tháng tuổi. Mặc dù chúng không trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường tuýp 1, nhưng cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

+ Các nước như Phần Lan và Thụy Điển, có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 khá cao.

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) tuýp 2

Bệnh tiểu đường tuýp 2, còn gọi là bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin (NIDDM), là loại tiểu đường phổ biến nhất, chiếm 90% đến 95% tổng số bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Bệnh thường xuất hiện ở tuổi trưởng thành, nhưng do tỷ lệ béo phì ngày càng cao, hiện nay ngày càng nhiều trường hợp bệnh được phát hiện ở tuổi vị thành niên và người trẻ tuổi. Bạn có thể mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 mà bạn hoàn toàn không biết.

Khi mắc tiểu đường tuýp 2, các tế bào của bạn trở nên đề kháng với insulin, và tuyến tụy không thể tạo ra đủ lượng insulin để vượt qua sự đề kháng này. Thay vì di chuyển vào các tế bào để tạo ra năng lượng, đường sẽ tích tụ lại trong máu của bạn.

Không xác định được chính xác lý do tại sao, tuy nhiên các bác sĩ tin rằng yếu tố di truyền và môi trường có liên quan đến sự phát triển của bệnh tiểu đường tuýp 2. Thừa cân là yếu tố nguy cơ chủ yếu cho sự phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2, nhưng không phải tất cả những người bị tiểu đường tuýp 2 đều thừa cân.

Bệnh tiểu đường: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) tuýp 3

Trong hàng thập kỷ trở lại đây, con người chỉ biết đến hai dạng đái tháo đường là: tiểu đường týp 1 và tiểu đường týp 2. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã xác nhận có loại đái tháo đường týp 3 và khá phổ biến nhưng thường bị nhầm lẫn là tiểu đường týp 2 dẫn đến điều trị không chính xác.

BS. Suzanne M. de la Monte - chuyên khoa thần kinh tại Bệnh viện Rhode Island, giáo sư bệnh học tại Trường y tế Brown cho biết: "Insulin không chỉ được sản xuất trong tuyến tụy, mà còn được sản xuất từ não”. Khi bộ não bị tổn thương thì quá trình sản xuất insulin cũng có thể bị tổn thương. Do đó, bệnh tiểu đường tuýp 3 cũng được gọi là bệnh tiểu đường não. Điều này là do não đòi hỏi insulin để hình thành những ký ức mới. Nếu thiếu insulin sẽ ảnh hưởng tới quá trình này. Vì vậy, trong bệnh tiểu đường týp 3, insulin và trí nhớ có mối quan hệ nhân quả với nhau.

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) thai kỳ

Bệnh tiểu đường thai kỳ là một loại tiểu đường chỉ xảy ra ở phụ nữ mang thai. Bệnh này có thể gây ra các vấn đề cho cả bà mẹ và trẻ sơ sinh nếu không được điều trị. Tuy nhiên, bệnh tiểu đường thai kỳ thường biến mất sau khi chuyển dạ.

Tiểu đườngthai kỳ thường chỉ là triệu chứng tiểu đường tạmthời và liên quan đến sự đề kháng insulin do đó nó không được đề cập đến như mộtdạng riêng biệt của bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Các loại tiểu đường khác

Các loại tiểu đường khác thì ít gặp hơn, nguyên nhân có thể đến từ hội chứng di truyền, phẫu thuật, thuốc, suy dinh dưỡng, nhiễm trùng hoặc khi mắc các bệnh khác.

Đái tháo nhạt, mặc dù có tên gần giống với các loại trên, đây lại là một trường hợp bệnh khác gây ra do thận mất khả năng trữ nước. Tình trạng này là rất hiếm và có thể điều trị.

Đối tượng dễ mắc bệnh tiểu đường là ai?

Bệnh tiểu đường tuýp 1 thường gặp ở trẻ em và những người độ tuổi dưới 30, vì vậy tiểu đường tuýp 1 có tên gọi khác là “tiểu đường vị thành niên”. Tỷ lệ bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 chiếm khoảng từ 5%- 10% số người mắc bệnh tiểu đường hiện nay.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 thường gặp ở những người trưởng thành (trên 40 tuổi), những người thừa cân, béo phì, ít vận động nên bệnh tiểu đường tuýp 2 còn có tên gọi khác là “tiểu đường lối sống”. Tuy nhiên độ tuổi của bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 đang có nguy cơ trẻ hóa. Độ tuổi dễ mắc tiểu đường tuýp 2 nhiều nhất là từ 45 đến 64 tuổi.

Bệnh tiểu đường thai kỳ thường gặp ở những bà mẹ trên 35 tuổi, đã mang thai nhiều lần, xuất hiện tình trạng béo phì trước và trong thời gian mang bầu.

2. Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường là kết quả của quá trình rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi Hormone insulin của tuyến tụy bị thiếu hoặc giảm tác động đối với cơ thể người. Khi tình trạng này xảy ra, lượng đường trong máu ở mức cao dẫn đến tình trạng người bệnh bị đi tiểu nhiều, tiểu đêm, huyết áp cao, khát nước. Xác định nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường chính là bước cần thiết để lựa chọn cách chữa bệnh hiệu quả nhất.

Glucose là chất thiết yếu đối với cơ thể, cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Glucose có nguồn gốc từ thức ăn hàng ngày và được dự trữ trong gan (glycogen). Máu vận chuyển glucose khắp các cơ quan trong cơ thể, và Hormone insulin (do các tế bào β của tuyến tụy nội tiết bài tiết) đảm nhận vai trò vận chuyển glucose vào tế bào, làm giảm nồng độ glucose trong máu. Khi đường huyết giảm xuống một mức nhất định, tuyến tụy sẽ ngừng tiết insulin. Nếu quá trình trao đổi chất này bị gián đoạn thì glucose không thể đi vào tế bào, vì vậy tế bào thì bị “đói glucose” trong khi máu thì dư glucose. Hàm lượng glucose trong máu tăng cao đến một mức nhất định thì gọi là bệnh tiểu đường.

Cơ chế gây bệnh là vậy tuy nhiên tùy theo loại bệnh (tiểu đường tuýp 1, tuýp 2, tuýp 3, tiểu đường thai kỳ) mà nguyên nhân có thể khác nhau. Vì vậy chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường thông qua các tuýp bệnh cụ thể nhé!

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 1

Tuyến tụy tiết ra nội tiết tố là các tế bào alpha, beta, delta, theta và epsilon. Trong đó beta tiết ra insulin để điều chỉnh lượng đường huyết mỗi khi ta ăn uống bất kỳ thực phẩm nào và ngoại tiết tố là dịch tụy để tiêu hóa các chất mỡ ở ruột non. Khi tụy bị yếu là không tiết đủ các chất, nhất là insulin để điều chỉnh đường huyết để đưa đường huyết vào tế bào sinh ra năng lượng nuôi sống cơ thể. Vì không có insulin nên đường không được vận chuyển vào tế bào mà lại tích lũy trong máu gây nên bệnh tiểu đường tuýp 1.

Nguyên nhân gây ra tình trạng này được xác định bao gồm:

- Hệ miễn dịch: Hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu khiến cho tế bào beta bị bạch cầu tấn công, dẫn đến không thể sản xuất đủ insulin hoặc không thể sản xuất insulin. Bên cạnh đó, tình trạng tế bào Lympho T bị rối loạn cũng có thể gây nên bệnh tiểu đường tuýp 1.

- Chế độ ăn uống: Người ta đã chứng minh một cách khoa học rằng nguyên nhân chính gây tiểu đường tuýp 1 ở trẻ em là do một loại protein có tên là casein được tìm thấy trong thành phần sữa bò. Trên toàn thế giới, người ta ghi nhận rằng những đứa bé tiêu thụ sữa bò ở giai đoạn đầu đời thì dễ bị tiểu đường tuýp 1 hơn. Một sự thật khác đó là loại bỏ thức ăn động vật, bao gồm sữa trong chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 có thể giúp ngăn ngừa diễn tiến phức tạp của bệnh và đảo ngược bệnh lý.

- Môi trường sống: Môi trường sống có thể là nhân tố gây nên bệnh tiểu đường tuýp 1 như virus, vi khuẩn tấn công, nhiễm độc từ môi trường, các chất hóa học…

- Các yếu tố di truyền: Bệnh tiểu đường tuýp 1 có thể có liên quan đến gene di truyền.

Nguyên nhân gây tiểu đường tuýp 2

Bệnh tiểu đường tuýp 2 chiếm 90 – 95% trường hợp bị bệnh tiểu đường. Nguyên nhân chính gây bệnh tiểu đường tuýp 2 là cơ thể trở nên kháng với insulin hoặc tuyến tụy không sản xuất đủ insulin để vận chuyển glucose vào tế bào.

Một số nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường có thể kể đến như:

- Ăn uống: Chế độ ăn uống không khoa học, dư thừa chất béo, dư thừa tinh bột khiến cho tuyến tụy phải làm việc hết công suất, gây ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa glucose thành năng lượng.

- Lười vận động: Lười vận động cũng là một trong những nguyên nhân của bệnh tiểu đường tuýp 2. Một khi cơ thể nạp vào quá nhiều chất dinh dưỡng dẫn đến tình trạng dư thừa, khi đó tuyến tụy nhận nhiệm vụ sản xuất insulin nhiều hơn để đưa glucose vào tế bào, chuyển hóa thành năng lượng. Làm việc quá tải trong một thời gian dài sẽ khiến tuyến tụy bị suy yếu, dần dần mất khả năng sản xuất insulin.

- Béo phì: Đối với những người béo phì, trong cơ thể xuất hiện trạng thái bệnh lý đặc thù gọi là chất đề kháng insulin. Sau một thời gian dài tuyến tụy phải hoạt động quá mức khiến cho chức năng sản xuất insulin bị suy giảm, dẫn đến tình trạng thiếu insuslin.

- Stress: Tình trạng stress kéo dài cũng có thể khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn. Mặt khác, một số loại thuốc điều trị về thần kinh, nhất là do stress tâm lý có thể là yếu tố nguy cơ tiểu đường.

- Hút thuốc lá: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, những người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn những người không hút thuốc 14%.  Khói thuốc ảnh hưởng đến tình trạng kháng insulin cũng như giảm khả năng sản xuất insulin của tuyến tụy.

Nguyên nhân gây tiểu đường tuýp 3

Bệnh tiểu đường týp 3 chủ yếu xảy ra do tổn thương tụy, thường do viêm mãn tính và xuất hiện khi bộ não không sản xuất đủ insulin. Mức độ tổn thương não phụ thuộc vào việc sản xuất insulin não.

Ở trạng thái không có insulin thì não chịu tổn thương nhiều hơn khi ở trạng thái thiếu insulin như tiểu đường týp 1 và týp 2. Trong thực tế, bệnh đái tháo đường týp 3 chỉ xảy ra ở những người đã mắc một trong hai loại bệnh tiểu đường týp 1 và týp 2.

Nguyên nhân gây tiểu đường thai kỳ

Trong thời kỳ mang thai, cơ thể mẹ bầu cần nguồn năng lượng nhiều hơn so với thông thường, đồng nghĩa với việc lượng glucose cần được chuyển hóa nhiều hơn. Tuy nhiên, không phải khi nào tuyến tụy cũng hoạt động hiệu quả, sản xuất một lượng insulin vừa đủ và kịp thời. Vì vậy mà gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ.

Bên cạnh đó, trong thời gian này, nhau thai sẽ tạo ra nội tiết tố giúp cho thai nhi phát triển. Những chất nội tiết này ảnh hưởng xấu đến insulin, làm rối loạn mức đường huyết. Đặc biệt là vào giai đoạn cuối thai kỳ, tất cả mẹ bầu đều có chất kháng insulin, tuy nhiên một số trường hợp xuất hiện chất kháng insulin trước khi mang bầu (nguyên nhân có thể là do béo phì). Đây cũng là những đối tượng có khả năng cao mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Vì vậy có thể nói nguyên nhân dấn đến bệnh tiểu đường thai kỳ chính là do tuyến tụy không sản xuất đủ và kịp thời lượng insulin đáp ứng nhu cầu, do insulin giảm tác hoặc cơ thể con người chuyển hóa insulin không hiệu quả.

Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường từ thói quen hàng ngày

Những thói quen vô thưởng vô phạt hàng ngày có thể là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường.

- Thói quen ăn uống không khoa học, hay bỏ bữa sáng: Việc bỏ qua bữa ăn sáng có thể làm cho hàm lượng đường trong máu bị giảm xuống, khiến cho chúng ta cảm thấy thèm đồ ngọt. Sau khi nạp nhiều đồ ngọt vào cơ thể lại khiến đường huyết tăng một cách đột ngột. Tình trạng này kích thích tuyến tụy sản xuất insulin quá mức, là nguyên nhân bệnh tiểu đường.

- Đồng hồ sinh học thất thường: Công việc thất thường, nhất là những người ban ngày ngủ, ban đêm làm việc, thường xuyên trong một thời gian dài có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn những người bình thường.

- Ngủ không đủ giấc: Thiếu ngủ là nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn đồng hồ sinh học, gia tăng hormone cortisol là nguyên nhân dẫn đến stress và mất cân bằng glucose trong cơ thể.

- Ngáy ngủ: Theo thống kê, những người có thói quen ngáy ngủ nặng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn những người khác.

>>> Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không?

3. Biểu hiện,triệu chứng của bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là gì?

Các triệu chứng bệnh tiểu đường bao gồm:

+ Có cảm giác cực kỳ khát, hay còn được gọi là chứng khát nhiều;

+ Đi tiểu nhiều, đôi khi đi thường xuyên mỗi giờ, còn gọi là chứng tiểu nhiều;

+ Cảm thấy kiệt sức và mệt mỏi.

+ Sụt cân không rõ nguyên nhân;

Bệnh tiểu đường: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Sụt cân nhiều không rõ nguyên nhâncó thể là dấu hiệu cảnh báo bị tiểu đường.

Bạn có thể có hoặc không có các triệu chứng bệnh tiểu đường khác, như:

+ Buồn nôn hoặc nôn mửa;

+ Mờ mắt;

+ Nhiễm trùng âm đạo thường xuyên ở phụ nữ;

+ Nhiễm nấm men hoặc nấm candida;

+ Khô miệng;

+ Chậm lành vết loét hoặc vết cắt;

+ Ngứa da, đặc biệt là ở bẹn hoặc khu vực âm đạo.

Bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra hoặc gặp bác sĩ nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào của bệnh tiểu đường đã đề cập ở trên. Ngoài ra, bạn cần phải gọi cấp cứu ngay nếu bạn:

+ Có cảm giác buồn nôn và yếu tay chân;

+ Cảm thấy khát nhiều hoặc đi tiểu thường xuyên kèm với đau vùng bụng;

+ Thở gấp hơn.

4. Điều trị bệnh tiểu đường bằng phương pháp nào?

Điều trị bệnh tiểu đường bằng phương pháp nào?Những phương pháp dùng để điều trị bệnh tiểu đường

Đối với đái tháo đường tuýp 1 và tuýp 2, bạn sẽ cần đến một chế độ ăn uống đặc biệt để kiểm soát lượng đường trong máu. Bạn nên ăn nhẹ vào cùng một thời điểm cố định mỗi ngày.

Bạn nên kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên bằng dụng cụ đo đường huyết tại nhà và cẩn trọng với các dấu hiệu cho thấy mức độ đường trong máu quá thấp hoặc quá cao. Các bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn tiêm insulin, do đó bạn có thể tự tiêm ở nhà, thường là hai hoặc ba lần mỗi ngày.

Bác sĩ sẽ giới thiệu các bài tập thể dục để giúp kiểm soát lượng đường trong máu của bạn.

Bạn cũng cần kiểm tra bàn chân và mắt thường xuyên để ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường.

Tuy bệnh tiểu đường tuýp 1 không thể chữa khỏi, nhưng bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể cải thiện nếu bạn thay đổi lối sống.

Đái tháo đường chẩn đoán không khó nhưng điều trị bệnh hết sức khó khăn. Ước tính chỉ khoảng 30% bệnh nhân đái tháo đường đạt được mục tiêu điều trị và kiểm soát tốt đường huyết.

Việc điều trị bệnh thường khó khăn vì hơn 50% khả năng chữa bệnh thành công phụ thuộc vào chế độ ăn của bệnh nhân. Mắc bệnh đái tháo đường đồng nghĩa với việc ăn uống ít bột đường suốt đời. Chế độ ăn này khác nhau tùy theo thể trạng của từng bệnh nhân và cần được bác sĩ tư vấn.

Do đó, tuy có nhiều thuốc chữa đái tháo đường nhưng bí quyết kiểm soát bệnh thành công và ngăn ngừa biến chứng hoàn toàn phụ thuộc vào sự hiểu biết và tuân thủ điều trị của bạn.

Bệnh tiểu đường: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiên ăn những gì?

Bệnh tiểu đường nên ăn gì?

Những loại thực phẩm bạn có thể thoải mái ăn mà không lo ảnh hưởng đến bệnh như:

+ Các loại trái cây ít đường: táo, bưởi, ổi, cam quýt,…

+ Thịt nạc, đặc biệt là thịt bò.

+ Cá

Bệnh tiểu đường kiêng ăn gì?

Đối với người bệnh tiểu đường, thực phẩm có chứa nhiều đường và khó tiêu là “kẻ thù số 1”. Dùng các thực phẩm này sẽ làm tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng hơn. Những thực phẩm bạn cần tránh xa gồm:

+ Các loại thực phẩm ngọt: bánh ngọt, kẹo, nước ngọt có ga, các loại đồ ngọt nhân tạo, v.v.

+ Tinh bột: cơ, phở, bún, v.v.

+ Đồ ăn có nhiều chất béo bão hòa, cholesterol: thịt mỡ, nội tạng động vật, lòng đỏ trứng gà, pho mát, bơ sữa, thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật.

+ Sữa

+ Trái cây sấy khô

+ Rượu, bia và đồ uống có cồn.

Phòng ngừa bệnh tiểu đường như thế nào?

Nhiều người đã có ý thức ngăn ngừa bệnh tiểu đường sớm, tuy nhiên những biện pháp họ sử dụng chưa phù hợp nên hiệu quả không cao. Dưới đây là một số biện pháp ngăn ngừa tiểu đường hiệu quả mà bạn có thể áp dụng ngay từ bây giờ.

- Uống đủ nước: Đôi khi cơ thể không phân biệt được cảm giác đói và khát nước. Do đó, bổ sung nước cho cơ thể quan trọng hơn là ăn một số thức ăn dạng lỏng. Khi cơ thể được cung cấp đủ nước, bạn sẽ không còn thèm ăn thực phẩm chứa nhiều đường.

- Ngủ đủ: Đảm bảo bạn ngủ đủ giấc mỗi ngày. Nghiên cứu cho thấy những người thiếu ngủ có khả năng mắc bệnh tiểu đường cao hơn.

- Tập thể dục: Theo Thanh niên, giảm cân là cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Chương trình Ngăn ngừa Bệnh tiểu đường quốc gia của Mỹ chỉ ra rằng rủi ro phát triển bệnh tiểu đường loại 2 có thể trì hoãn ở bệnh nhân bị tiền tiểu đường nếu bệnh nhân này giảm được từ 5-7% trọng lượng cơ thể. Một trong những cách tập thể dục được các bác sĩ chuyên ngành khuyến cáo là đi bộ, tốt nhất là vào giờ trưa, chọn đi thang nếu có thể và kéo dài ít nhất 30 phút mỗi ngày trong suốt cả tuần.

- Chế độ ăn lành mạnh và ăn nhiều rau xanh: Theo Vietnamnet, tiêu thụ thực phẩm ít chất béo, đường và natri. Chọn thức uống không hoặc ít calorie. Thay thế chất carbon hydrate trắng (bánh mì trắng, gạo trắng) bằng ngũ cốc hoặc gạo lứt. Nếu chọn những thực phẩm không lành mạnh, hãy cố gắng ăn ít. Khi bắt đầu bữa ăn nên ăn rau xanh trước.

- Thay thế khéo léo các thực phẩm khi nấu: Những thành phần ít chất béo và thấp calorie sẽ tạo ra sự khác biệt khá lớn cho sức khỏe của bạn. Những thay thế đơn giản như sử dụng bơ không calorie, thay kem bằng sữa, chọn các sản phẩm ít chất béo hay không chất béo thay vì chọn các sản phẩm sữa nhiều chất béo, sử dụng nước sốt táo không đường thay vì dùng dầu hoặc bơ để nướng thức ăn. Tốt nhất, bạn nên tránh dùng thực phẩm dạng chiên, thay vào đó hãy nướng chúng.

- Bổ sung quế vào thực đơn: Hãy thêm quế vào bữa ăn hàng ngày. Quế có công dụng duy trì lượng đường huyết ở mức ổn định.

- Không xem tivi khi ăn: Không nên xem tivi khi bạn đang ăn vì thói quen đó khiến bạn ăn nhiều hơn. Hạn chế các loại bánh kẹo tráng miệng giúp bạn duy trì lượng đường huyết và giảm lượng calo tiêu thụ.

- Kiểm tra huyết áp và cholesterol: Bệnh nhân tiền tiểu đường và tiểu đường loại 2 tăng rủi ro cao huyết áp và cholesterol cao. Nếu hàm lượng cholesterol cao, phải kiểm soát thường xuyên hàm lượng này. Cũng như yêu cầu trên là phải tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, chế độ ăn chất béo bão hòa và không hút thuốc.

- Kiểm soát stress: Căng thẳng là một trong những nguyên nhân góp phần gây ra bệnh tiểu đường, vì vậy hãy học cách kiểm soát stress.

Kết luận

Trên đây lànhững thông tin cơ bản để chia sẻ và giải đáp cho những thắc mắc thường gặpnhư: Bệnh tiểu đường là gì? Có các loại tiểu đường nào? Vì sao bị tiểu đường?Triệu chứng của bệnh tiểu đường là gì? Cách điều trị bệnh tiểu đường như thếnào? Bị tiểu đường thì nên ăn gì và kiêng ăn những gì? Phòng ngừa bệnh tiểu đường như thế nào?... Hy vọng qua bài viếtnày bạn đọc có được những kiến thức hữu ích về bệnh tiểu đường, đồng thời biếtphòng ngừa hiệu quả căn bệnh mạn tính và rất phổ biến này.